image banner
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Lượt xem: 2716
 
STT Họ và tên Chức vụ
1 ThS. Đỗ Hải Đông Trưởng phòng
 2 Ths. Hà Thị Thu Trang Phó Trưởng phòng
 3 Ths. Kiều Trung Hiếu Giảng viên
 4 Th.s Vũ Thị Thu Hà Chuyên viên
 5 Th.s Đồng Văn Thành Giảng viên
6 CN. Bùi Thị Hảo Giảng viên
7 CN. Lò Thị Hồng Thư viện viên
 
 

1. Công tác quản lý đào tạo.

a) Xây dựng các đề án mở ngành đào tạo mới, tăng quy mô đào tạo hợp lý các ngành, nghề được phép đào tạo với các loại hình đào tạo thích hợp;

b) Phối hợp với các Khoa, Bộ môn xây dựng, đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo về mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo toàn diện;

c) Tham mưu cho Hiệu trưởng phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong nước triển khai đào tạo liên thông, liên kết theo quy định hiện hành;

d) Tham mưu xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm; tổ chức và triển khai công tác tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Xây dựng quy trình, quy định liên quan đến các hoạt động đào tạo trình Hiệu trưởng ban hành;

e) Xây dựng và triển khai kế hoạch giảng dạy, thực hành, thực tập cho từng khoá học, từng năm học, từng ngành, từng bậc đào tạo trong trường; theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đào tạo;

g) Quản lý và tổng hợp giờ giảng của giảng viên. Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính kiểm tra và đánh giá nghiệm thu kết quả lao động của giảng viên; tham mưu tổ chức các hoạt động chuyên môn cho giảng viên và các hoạt động ngoại khóa về chuyên môn cho học sinh, sinh viên;

h) Quản lý kết quả học tập của học sinh sinh viên, lưu trữ hồ sơ đào tạo; Quản lý việc in ấn, phát văn bằng, chứng chỉ cho học sinh, sinh viên theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

i) Quản lý hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và học tập của học sinh, sinh viên;

k) Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính kiểm tra các đề xuất mua sắm trang thiết bị, hóa chất, thuốc, vật tư, vật liệu… của các khoa, bộ môn phục vụ công tác giảng dạy và học tập;

l) Thực hiện việc khảo sát nhu cầu, phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương hoặc ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp;

m) Tham mưu việc tổ chức biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung, thẩm định chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường;

n) Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính thực hiện thủ tục thanh toán hợp đồng đào tạo thực hành tại các cơ sở thực hành, hợp đồng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh;

o) Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức.

2. Công tác khảo thí

a) Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn công tác khảo thí của nhà trường, hướng dẫn các đơn vị triển khai văn bản của cấp trên, nhà trường đúng quy định;

b) Tham mưu việc tổ chức các kỳ thi, kiểm tra và hội giảng theo các quy chế và quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Tham mưu về hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo chương trình đào tạo của Nhà trường; Tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi, câu hỏi thi của các kỳ thi, kiểm tra kết thúc học phần, môn học; cải tiến và phát triển các phương pháp thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành học, các hệ, bậc đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo;

d) Chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức công tác xét duyệt, công nhận kết quả học tập hàng kỳ, xét điều kiện vào phòng thi theo quy định hiện hành;

đ) Thẩm định tính chính xác của việc chấm bài thi, tổ chức thẩm định ngẫu nhiên kết quả chấm bài các học phần, môn học;

e) Tiếp nhận và xử lý các loại đơn liên quan đến công tác thi, kiểm tra, giảng dạy của của giảng viên và liên quan đến điểm thi, điểm kiểm tra của học sinh, sinh viên.

g) Tham mưu việc sử dụng kết quả khảo thí hàng năm để cải tiến và nâng cao chất lượng.

3. Công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng:

a) Chủ trì tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

b) Tham mưu cho Hiệu trưởng phân cấp, thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng (tổ chức viết báo cáo tự đánh giá, đăng ký và thực hiện kiểm định) của nhà trường và của đơn vị; Giám sát các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trong hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng để kịp thời điều chỉnh và báo cáo lãnh đạo trường chỉ đạo;

c) Xây dựng kế hoạch đảm bảo và cải tiến chất lượng hàng năm trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong báo cáo tự đánh giá năm trước của nhà trường, hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra các đơn vị việc thực hiện và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng;

d) Tham mưu thực hiện công tác tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

đ) Tiến hành các đợt khảo sát, điều tra phục vụ công tác kiểm định chất lượng;

e) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giảng viên trong toàn trường về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

g) Chủ trì tham mưu và thực hiện công tác tự đánh giá và đề nghị đánh giá ngoài theo kế hoạch của nhà trường và Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

4. Công tác thanh, kiểm tra, giám sát:

a) Xây dựng kế hoạch  thanh, kiểm tra, giám sát hàng năm các hoạt động mang tính pháp lý (thực hiện các quy chế đào tạo, thi, công tác tuyển sinh, xét công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, chứng chỉ) của nhà trường trên cơ sở coi việc thanh, kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ của đảm bảo chất lượng;

b) Trình Hiệu trưởng phê duyệt chương trình, kế hoạch  thanh, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để duy trì chất lượng. Tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động  thanh, kiểm tra, giám sát (hoạt động  chuyên môn nhà giáo, hoạt động của các đơn vị, tổ chức các kỳ thi, nhập và quản lý điểm của người học) theo kế hoạch, trong phạm vi, trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng;

c) Tham mưu việc sử dụng kết quả thanh, kiểm tra, giám sát để cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo;

d) Thực hiện việc kiểm tra nề nếp giảng dạy của giảng viên và học tập của hoc sinh, sinh viên; kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo theo kế hoạch.

5. Công tác khoa học và công nghệ

a) Xây dựng quy chế hoạt động khoa học công nghệ của trường theo chế độ quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước. Quản lý việc thực hiện các quy chế, chế độ nghiên cứu khoa học thống nhất trong toàn trường. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác khoa học công nghệ;

b) Làm đầu mối tổng hợp, quản lý và đánh giá về việc thực hiện kế hoạch công tác khoa học công nghệ của trường. Đề xuất với Hiệu trưởng điều chỉnh hoặc bổ sung các nội dung, hình thức hợp tác khoa học cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch;

c) Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện và đánh giá kết quả các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học do trường chủ trì, quản lý; Đề xuất những nhiệm vụ định hướng ưu tiên đăng ký triển khai cấp tỉnh và cấp trường phù hợp với thực tiễn;

d) Chủ trì việc tổ chức các hội nghị, hội thảo về công nghệ khoa học hàng năm, khoa học công nghệ tuổi trẻ, các buổi sinh hoạt thông tin khoa học công nghệ thường kỳ, đột xuất nhằm đáp ứng thông tin về khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực y, dược học trong trường;

đ) Chủ trì thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả cho các đơn vị, cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện nhiệm vụ thường trực các Hội đồng liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn do phòng tham mưu.

7. Tiếp thu và phổ biến những chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và ngành có liên quan đến các đơn vị trong nhà trường.

8. Được thừa lệnh ký các văn bản do Hiệu trưởng phân cấp; Tổng hợp và báo cáo các công tác liên quan đến nhiệm vụ của phòng theo quy định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Tin khác
Tin mới
Đăng nhập